9 - Cơ cấu chi phí - Mô hình kinh doanh
Cơ cấu chi phí mô tả mọi chi phí phát sinh để vận hành một mô hình kinh doanh
Thành tố này diễn giải những chi phí quan trọng nhất phát sinh trong khi công ty vận hành một mô hình kinh doanh cụ thể. Các hoạt động tạo lập và phân phối giá trị, duy trì quan hệ với khách hàng và tạo nguồn doanh thu đều làm phát sinh chi phí. Có thể tính toán những chi phí này một cách tương đối dễ dàng sau khi xác định các nguồn lực chủ chốt, hoạt động trọng yếu và quan hệ đối tác chính. Tuy nhiên, một số mô hình kinh doanh nghiêng về hoạt động theo hướng định giá dựa trên cơ sở chi phí nhiều hơn những mô hình khác. Ví dụ, những hãng hàng không "bình dân" có những mô hình kinh doanh xây dựng hoàn toàn xoay quanh cơ cấu chi phí thấp.
- Những chi phí quan trọng nhất gắn liền với mô hình kinh doanh của chúng ta là gì?
- Nguồn lực chủ chốt và hoạt động trọng yếu nào phát sinh nhiều chi phí nhất?
Lễ tự nhiên là mọi mô hình kinh doanh nên giảm tối đa chi phí. Nhưng những cơ cấu chi phí thấp đóng vai trò quan trọng hơn trong một số mô hình kinh doanh nhất định. Do đó, có thể sẽ hữu ích nếu bạn phân biệt được hai loại cơ cấu chi phí trong mô hình kinh doanh: Cơ cấu định hướng bởi chi phí và cơ cấu định hướng bởi giá trị (nhiều mô hình kinh doanh nằm trong khoảng giữa hai cơ cấu tuyệt đối này):
Định giá theo chi phí
Mô hình kinh doanh định giá theo cơ sở chi phí tập trung vào việc giảm tối đa chi phí tại bất cứ khâu nào có thể. Mục tiêu của phương pháp này là tạo lập và duy trì cơ cấu chi phí thấp nhất có thể, sử dụng các giải pháp giá trị với mức giá thấp, tối đa hóa quy trình tự động, và gia tăng sử dụng nguồn lực từ bên ngoài. Các hãng hàng không bình dân như Southwest, Easy jet và Ryanair là điển hình cho mô hình kinh doanh định giá theo cơ sở chi phí.
Định giá theo giá trị
Một số công ty ít quan tâm hơn đến chi phí với một mô hình kinh doanh được thiết kế chuyên biệt, thay vào đó, họ tập trung vào tạo lập giá trị. Các giải pháp Giá trị tối ưu và các dịch vụ được cá nhân hóa ở một trình độ cao thường đặc trưng cho mô hình kinh doanh kiểu đó. Những khách sạn sang trọng, với các tiện nghi xa xỉ và dịch vụ dành riêng rơi vào hạng mục này.
Cơ cấu chi phí có một số đặc trưng sau:
Chi phí cố định
Các chi phí không đổi tại bất kỳ khối lượng hàng hóa dịch vụ được sản xuất nào. Các ví dụ bao gồm tiền lương, phí thuê nhà xưởng và các phương tiện sản xuất hữu hình. Một số ngành kinh doanh, như các công ty sản xuất hàng loạt, là đặc trưng cho mô hình có tỷ lệ chi phí cố định cao.
Chi phí thay đổi
Các chi phí biến đổi tỉ lệ với khối lượng sản phẩm hoặc dịch vụ được sản xuất. Một số ngành kinh doanh, ví dụ như các nhạc hội, nè đặc trưng cho mô hình có tỷ lệ chi phí biến đổi cao.
Tính kinh tế của quy mô
Đó là các ưu thế về chi phí mà một doanh nghiệp có thể được nhờ nâng cao sản lượng. Những công ty lớn này là một ví dụ, thuận lợi từ việc mua khối lượng hàng lớn với giá thấp. Yếu tố này cùng các yếu tố khác khiến chi phí trung bình để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm giảm khi sản lượng tăng.
Tính kinh tế của phạm vi
Đó là các ưu thế về chi phí mà một doanh nghiệp có được nhà mở rộng phạm vi hoạt động. Ví dụ, trong một doanh nghiệp lớn, hoạt động tiếp thị hay kênh phân phối có thể được sử dụng để hỗ trợ cho nhiều sản phẩm cùng lúc.
Nhận xét
Đăng nhận xét